Thông tin không ấn tượng làm sao để có cv nổi bật?

Hãy bù đắp cho GPA thấp bằng một lý lịch hoàn hảo. Hãy chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là một ứng viên sáng giá với các kinh nghiệm bạn có, tham vọng, kỹ năng và khả năng lãnh đạo.

Thực tế, một số công ty rất quan tâm đến kết quả học tập của sinh viên trong khi tuyển dụng. Nếu bạn nộp đơn thực tập hoặc trở thành nhân viên chính thức ở một số lĩnh vực như tài chính, luật, kỹ sư hay khoa học máy tính thì “GPA cao” là một yêu cầu thiết yếu. Đôi khi, nhà tuyển dụng đòi hỏi “GPA cao” để dự đoán khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thành công của ứng viên trong tương lai.

Nếu bạn không phải là một sinh viên xuất sắc của trường, bạn phải vật lộn giữa việc làm thêm và các hoạt động ngoại khóa, hãy thử các gợi ý sau đây để vượt qua điểm yếu của mình, và để có việc làm như mong muốn nhé!

1. Đừng đề cập đến điểm trong hồ sơ:

Đừng gửi bảng điểm nếu như điểm không cao hoặc không được yêu cầu. Nhìn chung, nếu công việc yêu cầu phải đính kèm bảng điểm, nhà tuyển dụng đó sẽ tìm kiếm ứng viên có GPA trên 3.0. Nếu bạn có điểm môn học nào đó cao, hãy gửi nó thay cho GPA.

2. Hoàn thiện hồ sơ của bạn:

Hãy bù đắp cho GPA thấp bằng một lý lịch hoàn hảo. Hãy chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là một ứng viên sáng giá với các kinh nghiệm bạn có, tham vọng, kỹ năng và khả năng lãnh đạo.

Hãy tạo một đơn xin việc riêng cho mỗi công việc bằng cách thêm vào các từ đặc trưng cho ngành từ phần mô tả công việc. Liệt kê các từ ngữ như “phản xạ nhanh”, “có thể giải quyết các vấn đề phức tạp” để chứng minh khả năng giao tiếp và các kĩ năng chuyên ngành.
Hãy làm nổi bật chính mình trong thư xin việc, giải thích tại sao bạn lại có hứng thú với công ty và những gì bạn có thể cống hiến trong thời gian làm việc
Gửi kèm các sản phẩm mà bạn đã thực hiện (trang web cá nhân, sản phẩm digital) nếu được yêu cầu.

3. Thêm vào lời giới thiệu trong CV:

“Ứng viên có sự giới thiệu trong hồ sơ chỉ khoảng 7% nhưng chiếm đến 40% những người được chọn”

Một lời giới thiệu từ sếp cũ sẽ là cách dễ dàng nhất để làm nổi bật hồ sơ của bạn giữa vô vàn hồ sơ xin việc giống nhau. Đây cũng là cơ hội để bạn luyện tập kĩ năng xây dựng mối quan hệ, trau chuốt CV và chuẩn bị cho công việc mới. Hãy nhờ sự giúp đỡ từ các giáo viên, giáo sư, bạn bè ở trường hoặc những người chuyên ngành để viết lời giới thiệu cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn có hứng thú với một vị trí nhất định, hãy đề cập điều này trong thư xin việc như là “công việc mong muốn”, điều này giúp bạn dễ đạt được điều mình muốn hơn.

4. Tập trung vào thế mạnh của bạn:

Một số công ty có thể đòi hỏi GPA rất khắt khe. Nếu họ yêu cầu điểm là 3.5 và bạn chỉ vào khoảng 2.7, cơ hội của bạn có thể rất thấp. Nộp đơn vào các công việc linh hoạt về điểm có thể phù hợp với bạn hơn và cơ hội trúng tuyển cũng cao hơn. Thế mạnh của bạn là gì, từ đó khoanh vùng các công việc phù hợp. Tìm kiếm một người có kinh nghiệm để giúp đỡ bạn trong việc cân nhắc giữa các sự lựa chọn sẽ là việc thông minh. Bạn sẽ không muốn là người vội vã nộp đơn vào công việc mà không biết rõ công việc đó yêu cầu như thế nào (có đòi hỏi GPA cao hay không?)


Nếu bạn không hài lòng với điểm GPA của mình, hãy THAY ĐỔI NÓ! Mặc dù bạn mới học 1 học kỳ hay là sinh viên năm cuối, bạn vẫn có thể tập trung cải thiện điểm số của mình, nhưng đồng thời cũng nên hiểu rằng điểm số không phải là tất cả để làm nên năng lực của bạn.

Mặc dù GPA có thể thấp nhưng bạn không cần phải quá lo lắng, rất nhiều công ty không đòi hỏi GPA cao, điển hình như Google.

“Google đã từng nổi tiếng với việc yêu cao về học bạ, GPA và bài các bài kiểm tra, nhưng chúng tôi không làm như thế nữa, trừ khi bạn đã ra trường được vài năm, chúng tôi nhận ra rằng mình không thể nói trước bất cứ điều gì.”– Laszlo Bockv, Phó Chủ tịch phụ trách mảng hoạt động nhân viên của Google.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *